Phong Việt ra tập thơ mới 'Mình sẽ đi cuối đất cùng trời'
12.04.2021
3499
Như từng hứa với bạn đọc của mình rằng mỗi năm sẽ ra một tập thơ vào dịp tháng 12, “nhà thơ best-seller” Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt tập thơ mới nhất: 'Mình sẽ đi cuối đất cùng trời'.
Vẫn trung thành với những tứ thơ nội tâm có sức gợi về những lẽ đời, Phong Việt lần này mang đến cho người yêu thơ anh những vần tự vấn, chiêm nghiệm và ăm ắp nỗi niềm.
Có vẻ như sau một hành trình thơ gần chục tập, bản thân Phong Việt chính là một trong hai trường hợp hiếm hoi trong số những nhà thơ trẻ tự đẩy thơ mình thành hiện tượng best-seller, nay những nỗi lòng anh trải ra trang giấy đã bắt đầu lắng lại.
Đó cũng là bước chuyển cần thiết cho một lộ trình thơ.
Điều đáng quý là với những người theo dõi thơ anh, vẫn còn đó tinh thần hồn nhiên trẻ trung và tin yêu cuộc sống, cho dù bản thân anh đã có những "kinh nghiệm rút ra" với cái giá phải trả dường như không đơn giản:
"Chúng ta không thể lấy lý do mình đã đủ niềm vui để đứng lại và chờ
những sớm mai bình minh lên trong mắt
kéo tay một con người ngồi xuống một mái hiên khi lòng họ chưa tĩnh lặng
chẳng khác nào cột lại một con diều vào mặt đất
mà ngày nào giông gió cũng nổi lên..."
(Biển người ngoài kia)
Và trong lộ trình thơ của mình, Phong Việt với bản năng hồn nhiên của trái tim nhạy cảm, anh nhặt ra cho bao người đồng cảm những "khám phá" rất thật rất gần nhưng lại không mấy người thấy được.
Đó là nỗi thảng thốt khi phát giác cái khoảng không mênh mông sát cạnh mình ngay khi tưởng chừng đang kết nối: Chỉ đến lúc đưa tay ra mới biết khoảng không nhiều đến vậy. Đây dường như không chỉ là cảm giác hụt hẫng, mà có vẻ phản lực từ cuộc đời đã làm Phong Việt bật ra một câu thơ ý vị dường kia.
Có khi tứ thơ đến trong khi tác giả đối diện với chặng đường bất như ý: Gió mưa cũng chỉ làm mọi thứ sát lại/ vun đắp những hơi ấm vô hình...
Cũng có lúc không hề lên gân, mà kinh nghiệm tự thân lại là một sẻ chia đáng kể, một sự cân phân đánh đổi không dễ dàng: Chịu đựng một cơn đau còn hơn chối từ nỗi sợ/ mình sẽ không thể/ có cơ hội trưởng thành...
Nhưng rồi Phong Việt vẫn lấy lại được sự tin yêu mềm mại cho thơ mình, những câu thơ như tuyên ngôn của những người đang gối đầu lên tình yêu bất tận:
Mình đã không chắc mình còn đủ mạnh để so vai
rồi thản nhiên chờ một ngày lạnh nhất
chỉ để biết lúc cô đơn thật ra là lúc thương mình chân thật
vì có cơ hội được đối mặt
với hoang vắng lòng mình...
(Điều mình nhìn thấy nhiều nhất ở mùa đông)
Người ta lại sực nhớ ra Phong Việt đang trình hiện một tập thơ mang nhan đề Mình sẽ đi cuối đất cùng trời, và bắt gặp đâu đó những câu tưởng như anh đang cắm cúi tự nhủ chính mình: Một chặng đường dài/ hãy để mình học cách bắt tay với phong ba! Hay là một cách thế anh dặn mình tự chủ: Mình tha thứ cho mình chứ không cần ai xa lạ/ nên không cần vội vã/ và âu lo...
Thật ra, thơ chỉ sống được với cuộc đời khi đó là những câu chữ thăng hoa thành giá trị. Người đọc mặc dù có nhiều trường đoạn bị cuốn theo cảm xúc của nhà thơ, nhưng thoát ra những cung bậc ấy, bắt gặp những lời bộc bạch thật thà, lại cảm thấy như mình hạnh ngộ với niềm tin:
Mình cũng đã từng hứa với biết bao người sẽ đi đến tận biển rộng trời cao
rồi thì từng khúc quanh từng con người mất hút
có người mình đã ngồi chờ nhưng cũng có người mình như kẻ chạy trốn
cho đến một buổi sớm
thức dậy lòng hoang vu...
(Một đoạn đường sau cuối)
Và như vậy, Phong Việt quả có biệt tài dẫn người yêu thơ anh cùng rong ruổi với những nỗi niềm, điều thú vị ở chỗ hành trình ấy không hề vô bổ, ít ra cũng là ở cách thế anh tự mở lòng mình cho mọi người nhặt lấy những tin yêu, như cách anh tự nhủ:
Chỉ cần trái tim đừng xa lạ
lúc hụt xuống chông gai...
Có vẻ như sau một hành trình thơ gần chục tập, bản thân Phong Việt chính là một trong hai trường hợp hiếm hoi trong số những nhà thơ trẻ tự đẩy thơ mình thành hiện tượng best-seller, nay những nỗi lòng anh trải ra trang giấy đã bắt đầu lắng lại.
Đó cũng là bước chuyển cần thiết cho một lộ trình thơ.
Điều đáng quý là với những người theo dõi thơ anh, vẫn còn đó tinh thần hồn nhiên trẻ trung và tin yêu cuộc sống, cho dù bản thân anh đã có những "kinh nghiệm rút ra" với cái giá phải trả dường như không đơn giản:
"Chúng ta không thể lấy lý do mình đã đủ niềm vui để đứng lại và chờ
những sớm mai bình minh lên trong mắt
kéo tay một con người ngồi xuống một mái hiên khi lòng họ chưa tĩnh lặng
chẳng khác nào cột lại một con diều vào mặt đất
mà ngày nào giông gió cũng nổi lên..."
(Biển người ngoài kia)
Và trong lộ trình thơ của mình, Phong Việt với bản năng hồn nhiên của trái tim nhạy cảm, anh nhặt ra cho bao người đồng cảm những "khám phá" rất thật rất gần nhưng lại không mấy người thấy được.
Đó là nỗi thảng thốt khi phát giác cái khoảng không mênh mông sát cạnh mình ngay khi tưởng chừng đang kết nối: Chỉ đến lúc đưa tay ra mới biết khoảng không nhiều đến vậy. Đây dường như không chỉ là cảm giác hụt hẫng, mà có vẻ phản lực từ cuộc đời đã làm Phong Việt bật ra một câu thơ ý vị dường kia.
Có khi tứ thơ đến trong khi tác giả đối diện với chặng đường bất như ý: Gió mưa cũng chỉ làm mọi thứ sát lại/ vun đắp những hơi ấm vô hình...
Cũng có lúc không hề lên gân, mà kinh nghiệm tự thân lại là một sẻ chia đáng kể, một sự cân phân đánh đổi không dễ dàng: Chịu đựng một cơn đau còn hơn chối từ nỗi sợ/ mình sẽ không thể/ có cơ hội trưởng thành...
Nhưng rồi Phong Việt vẫn lấy lại được sự tin yêu mềm mại cho thơ mình, những câu thơ như tuyên ngôn của những người đang gối đầu lên tình yêu bất tận:
Mình đã không chắc mình còn đủ mạnh để so vai
rồi thản nhiên chờ một ngày lạnh nhất
chỉ để biết lúc cô đơn thật ra là lúc thương mình chân thật
vì có cơ hội được đối mặt
với hoang vắng lòng mình...
(Điều mình nhìn thấy nhiều nhất ở mùa đông)
Người ta lại sực nhớ ra Phong Việt đang trình hiện một tập thơ mang nhan đề Mình sẽ đi cuối đất cùng trời, và bắt gặp đâu đó những câu tưởng như anh đang cắm cúi tự nhủ chính mình: Một chặng đường dài/ hãy để mình học cách bắt tay với phong ba! Hay là một cách thế anh dặn mình tự chủ: Mình tha thứ cho mình chứ không cần ai xa lạ/ nên không cần vội vã/ và âu lo...
Thật ra, thơ chỉ sống được với cuộc đời khi đó là những câu chữ thăng hoa thành giá trị. Người đọc mặc dù có nhiều trường đoạn bị cuốn theo cảm xúc của nhà thơ, nhưng thoát ra những cung bậc ấy, bắt gặp những lời bộc bạch thật thà, lại cảm thấy như mình hạnh ngộ với niềm tin:
Mình cũng đã từng hứa với biết bao người sẽ đi đến tận biển rộng trời cao
rồi thì từng khúc quanh từng con người mất hút
có người mình đã ngồi chờ nhưng cũng có người mình như kẻ chạy trốn
cho đến một buổi sớm
thức dậy lòng hoang vu...
(Một đoạn đường sau cuối)
Và như vậy, Phong Việt quả có biệt tài dẫn người yêu thơ anh cùng rong ruổi với những nỗi niềm, điều thú vị ở chỗ hành trình ấy không hề vô bổ, ít ra cũng là ở cách thế anh tự mở lòng mình cho mọi người nhặt lấy những tin yêu, như cách anh tự nhủ:
Chỉ cần trái tim đừng xa lạ
lúc hụt xuống chông gai...